Thị trường tài chĩnh Mỹ

[US] Nhận định kinh tế và thị trường tài chính tuần 16 từ 14-20/04/2025

1. Khu Vực Lạm Phát

Dự báo lạm phát năm tới tăng lên 3.6%, cao nhất từ tháng 10/2023, từ mức 3.1% trong tháng 2. Dự báo lạm phát gia tăng cho thực phẩm (5.2%), chăm sóc y tế (7.9%), và tiền thuê nhà (7.2%). Fed giữ lãi suất trong phạm vi 4.25%-4.5%, không thay đổi từ tháng 1. Dự báo lạm phát cao hơn trong 2025 và 2026 chủ yếu do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại

Lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt, nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro trong ngắn hạn. Giá nhiên liệu và thực phẩm tăng nhanh có thể tạo áp lực lên lạm phát trong thời gian tới cùng với các chính sách thuế quan cao từ Trump.


2. Khu Vực Thị Trường Lao Động

Số lượng yêu cầu trợ cấp thất nghiệp giảm 9.000 đơn, đạt 215.000. Nhìn chung chưa có dấu hiệu yếu hơn trong ngắn hạn.


3. Khu Vực Kinh Tế

Doanh thu bán lẻ tăng 1.4% so với tháng trước, và 4.6% YoY cao hơn dự báo. Sự tăng trưởng chủ yếu đến từ doanh số ô tô. Doanh thu bán lẻ không bao gồm ô tô tăng 0.5%, trong khi bán lẻ tại trạm xăng giảm 2.5%.

Sản xuất công nghiệp giảm 0.3% so với tháng trước. Tuy nhiên, sản xuất chế tạo và khai khoáng tăng. Khả năng sử dụng công suất giảm xuống còn 77.8%, thấp hơn 1.8% so với mức trung bình dài hạn.

Giấy phép xây dựng tăng 1.6%, đạt 1.482 triệu, cao hơn kỳ vọng. Tuy nhiên, khởi công nhà ở giảm mạnh 11.4%. Giấy phép cho các tòa nhà với nhiều hơn 5 đơn vị tăng mạnh, trong khi khởi công nhà đơn lập giảm mạnh.


4. FED tiếp tục trung lập – Thị trường trái phiếu biến động

Ngân hàng Trung ương Mỹ (Fed) đã tạm ngừng giảm lãi suất, giữ nguyên mức 4.25% – 4.5% trong cuộc họp tháng 4/2025. Chính sách tiền tệ hiện tại vẫn thắt chặt để kiềm chế lạm phát. Chủ tịch Fed Jerome Powell lên tiếng về tác động thuế quan, tiếp tục khẳng định không vội cắt giảm lãi suất.

Lãi suất trái phiếu chính phủ 10 năm của Mỹ đã vượt mức 4.3% vào giữa tháng 4/2025, trước đó lợi suất trai phiếu 10 năm tăng vọt do Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nhà đầu tư bán tháo trái phiếu liên tục. Trái phiếu dài hạn lại tăng nhiều hơn so vơi trái phiếu ngắn hạn do lo ngại tình trạng đình lạm diễn ra.


5. DXY và sức mạnh đồng USD

Đồng USD đã chịu áp lực trong suốt thời gian qua, chủ yếu do các mối lo ngại về tác động kinh tế từ các chính sách thuế quan và sự không chắc chắn về chính sách dưới thời Tổng thống Trump. Những yếu tố này đã khiến các nhà đầu tư phải điều chỉnh lại kỳ vọng và dẫn đến sự giảm giá của đồng USD.

Trong khi đó, Tổng thống Trump đã chỉ trích Chủ tịch Fed Jerome Powell về việc quá chậm trễ trong việc giảm lãi suất và cho rằng việc loại bỏ Powell “không thể đến nhanh hơn.” Điều này phản ánh sự bất mãn của Trump đối với chính sách tiền tệ của Fed, đặc biệt khi ông muốn có các biện pháp kích thích kinh tế mạnh mẽ hơn.


6. Thị Trường Chứng Khoán Mỹ

Thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa với diễn biến trái chiều trước kỳ nghỉ lễ Tuần Thánh, khi các nhà đầu tư đánh giá các cuộc đàm phán thương mại và sự không chắc chắn về chính sách lãi suất Các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Nhật Bản, cùng với nỗ lực của Tổng thống Trump nhằm đạt được thỏa thuận với Trung Quốc


Kết luận: Kinh tế Mỹ đang trải qua một thời kỳ chậm lại, với lạm phát giảm nhưng vẫn ở mức cao, thị trường lao động ổn định nhưng có dấu hiệu yếu đi, và nền kinh tế đang giảm tốc. Chính sách tiền tệ của Fed vẫn thắt chặt, nhưng sẽ dần nới lỏng để thúc đẩy tăng trưởng. Đồng USD đang mạnh lên, nhưng thị trường chứng khoán có thể đối mặt với nhiều thử thách trong ngắn hạn.

Mai Quin – 0906.750.554

Conect

Zalo: 0906.750.554

Fb: https://www.facebook.com/maiquinnn

Related posts

Fed Trước Ngã Ba Đường: Giữ Nguyên Hay Điều Chỉnh Chính Sách? 🇺🇸

admin

Chứng Khoán Mỹ Sụt Giảm Do Căng Thẳng Giữa Tổng Thống Trump và Chủ Tịch Fed 🇺🇸📉

Du Muc Tai Chinh

[US] Nhận định kinh tế và thị trường tài chính tuần 17 từ 21-27/04/2025

Dương Huấn

Leave a Comment